Thứ Tư, 3 tháng 2, 2010

BAO CAO THUC TAP MAU

Thực tập lạnh
Hôm trước em có đi tham quan xưởng lạnh, nên viết bài báo cáo gửi các anh xem xét và cho ý kiến. Phần text viết trên diễn đàn đơn giản để anh biết sơ về nội dung, còn chi tiết bài hoàn chỉnh nằm trong file . Anh em nào cần tải về mà tham khảo nhé!!!!!!!!!!.

Bài viết gồm máy điều hòa, máy lạnh, máy làm kem và 1 số thiết bị lạnh… Vì nó hơi tổng hợp nên không biết post bài vào đâu nên post vào chuyên mục này vậy nếu đọc bài xong mà thấy post bài sai chuyên mục thì xin lỗi nha.
http://www.megaupload.com/?d=JOWI6515
THỰC TẬP LẠNH
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
Mục đích
Tham quan xưởng thực tập nhằm tìm hiểu các thiết bị cũng như các mô hình hệ thống lạnh hiện đang có tại xưởng. Từ đó rút ra những đánh giá và đi đến những kết luận.
Phạm vi
Do thiết bị không đầy đủ và không được phép vận hành chạy thử hệ thống, nên bài tiểu luận chỉ gói gọn trong phạm vi cấu tạo thiết bị và hệ thống.
I. Các hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp
1. Máy điều hòa 1 cụm National
a. Cấu tạo
Máy nén công suất 1 HP.
Bình bay hơi, bình ngưng tụ, bình tách lỏng.
Quạt dàn lạnh loại ly tâm và quạt dàn nóng loại hướng hỗn hợp. Hai quạt này cùng 1 trục quay.
Môi chất lạnh R22.


Hình 1: Máy điều hòa 1 cụm.

Hình 2: Sơ đồ mạch điện máy điều hòa 1 cụm.
b. Nguyên lí hoạt động
Hoạt động theo chu trình khô.
Môi chất lạnh R22 được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình ngưng và được làm mát bằng không khí sẽ hóa lỏng . Môi chất này tiếp tục đến ống mao dẫn, thay đổi áp suất khi qua ống mao dẫn cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh.
c. Ưu điểm
Dễ vận hành và hoạt động đơn giản.
Kích thước nhỏ gọn nên diện tích lắp đặt không cần lớn.
d. Nhược điểm
Do là 1 khối không thể tách rời, nhiều khi không thể lắp đặt như theo mong muốn.
2. Máy điều hòa 2 cụm National
a. Cấu tạo
Máy nén công suất 1 HP.
Bình bay hơi, bình ngưng tụ, bình tách lỏng.
Quạt dàn lạnh loại ngang dòng và quạt dàn nóng loại hướng hỗn hợp.
Môi chất lạnh R22.


Hình 3: Máy điều hòa 2 cụm.
b. Nguyên lí hoạt động
Hoạt động theo chu trình khô.
Môi chất lạnh R22 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao . Môi chất đến bình ngưng và được làm mát bằng không khí sẽ hóa lỏng . Môi chất này tiếp tục đến ống mao dẫn, thay đổi áp suất khi qua ống mao dẫn cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh.
c. Ưu điểm
Dễ vận hành và hoạt động đơn giản.
Kích thước nhỏ gọn nên diện tích lắp đặt không cần lớn.
Có thể lắp đặt bất kì đâu theo mong muốn.
d. Nhược điểm
Tổn thất đường ống lớn.
Giá thành cao do tốn nhiều đường ống và cần cách nhiệt tốt.
3. Máy lạnh dàn trải 1500-1800 kcal/h
a. Cấu tạo
Máy nén 1HP.
Bình bay hơi, bình ngưng tụ, bình tách lỏng, bình chứa.
Quạt dàn lạnh và nóng loại hướng trục.
Van, kính xem lỏng, đồng hồ áp suất cao và thấp.
Môi chất R12.


Hình 4: Máy lạnh dàn trải 1500-1800 kcal/h.
b. Nguyên lí hoạt động
Môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình ngưng và được làm mát bằng không khí đưa bào bình chứa ở dạng lỏng. Môi chất này tiếp tục đến ống mao dẫn, thay đổi áp suất khi qua ống mao dẫn cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh. Môi chất lạnh nhận nhiệt không gian làm lạnh trở thành hơi đi đến bình tách lỏng và được máy nén hút về để tiếp tục chu trình làm lạnh.
Máy lạnh hoạt động theo chu trình khô và là loại máy lạnh không đóng tuyết.
Máy lạnh loại này vỏ rất mau bị hư do bị ẩm ướt. Đây là những tủ lạnh thuộc thế hệ cũ.
c. Ưu điểm
Do sử dụng quạt nên dàn nóng và dàn lạnh trao đổi nhiệt tốt.
Nhờ sử dụng bình tách lỏng nên lỏng không được hút về máy nén.
d. Nhược điểm
Tốn chi phí vận hành cho quạt.
Khả năng làm lạnh nhanh chậm so với tủ lạnh đóng tuyết.

4. Máy lạnh dàn trải 800-1000 kcal/h.
a. Cấu tạo
Máy nén 1HP.
Bình bay hơi, bình ngưng tụ, bình chứa.
Van, kính xem lỏng, đồng hồ áp suất cao và thấp.
Môi chất R12.
Hình 5: Máy lạnh dàn trải 800-1000 kcal/h.

b. Nguyên lí hoạt động
Môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình ngưng và được làm mát bằng không khí đưa bào bình chứa ở dạng lỏng. Môi chất này tiếp tục đến ống mao dẫn, thay đổi áp suất khi qua ống mao dẫn cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh. Môi chất lạnh nhận nhiệt không gian làm lạnh trở thành hơi đi đến bình tách lỏng và được máy nén hút về để tiếp tuc chu trình làm lạnh.
Máy lạnh hoạt động theo chu trình khô và là loại máy lạnh đóng tuyết.
Máy lạnh loại này không dùng quạt ở dàn ngưng vì dàn ngưng được gắn luôn vào vỏ nhằm mục đích sấy vỏ tủ lạnh không bị ẩm ướt. Đây là những loại tủ lạnh thuộc thế hệ mới, vì vậy khi tủ lạnh bị hư vỏ tủ lạnh vẫn trông như mới.
c. Ưu điểm
Tốn chi phí điện ít.
Khả năng làm lạnh nhanh do tiếp xúc trực tiếp vật làm lạnh.
d. Nhược điểm
Dễ đóng tuyết làm giảm hiệu suất làm lạnh nên cần được xả tuyết nhiều khi có tuyết.
5. Máy lạnh dàn trải 1000-1500 kcal/h.
a. Cấu tạo
Máy nén 1HP.
Bình bay hơi, bình ngưng tụ, bình chứa.
Quạt dàn lạnh loại li tâm và dàn lạnh loại hỗn hợp.
Van, kính xem lỏng, đồng hồ áp suất cao và thấp.
Van đảo chiều.
Môi chất R12.
Hình 6: Máy lạnh dàn trải 1000-1500 kcal/h.

b. Nguyên lí hoạt động
Khi trời nóng, môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình ngưng và được làm mát bằng không khí đưa vào bình chứa ở dạng lỏng. Môi chất này tiếp tục đến ống mao dẫn, thay đổi áp suất khi qua ống mao dẫn cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh. Môi chất lạnh nhận nhiệt không gian làm lạnh trở thành hơi đi đến bình tách lỏng và được máy nén hút về để tiếp tục chu trình làm lạnh.
Khi trời lạnh nhờ tác dụng của van đảo chiều mà dàn nóng trở thành dàn lạnh. Máy lạnh loại này thường được sử dụng ở các nước Châu Âu.
Máy lạnh hoạt động theo chu trình khô và là loại máy lạnh không đóng tuyết.
c. Ưu điểm
Do sử dụng quạt nên dàn nóng và dàn lạnh trao đổi nhiệt tốt.
Nhờ sử dụng bình tách lỏng nên lỏng không được hút về máy nén.
Sử dụng van đảo chiều nên có thể sử dụng tất cả các mùa trong năm.
d. Nhược điểm
Tốn chi phí lắp đặt van đảo chiều, không cần thiết khi sử dụng ở Việt Nam.
6. Máy lạnh công nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt
a. Cấu tạo
Máy nén.
Quạt dàn lạnh.
Bình bay hơi và bình chứa làm lạnh bằng nước.
Van, phin lọc, kính xem lỏng.
Van tiết lưu.
Tháp giải nhiệt và bơm nước.
Hình 7: Máy lạnh công nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt.
b. Nguyên lí hoạt động
Máy lạnh công nghiệp loại này sử dụng chu trình hồi nhiệt.
Môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình chứa, do bình chứa được làm lạnh bằng nước nên hơi ngưng tụ thành dạng lỏng. Môi chất này tiếp tục đến van tiết lưu, thay đổi áp suất khi qua van tiết lưu cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh. Môi chất lạnh nhận nhiệt không gian làm lạnh trở thành hơi và được máy nén hút về để tiếp tục chu trình làm lạnh.
Khi làm lạnh hơi ở bình chứa nước nóng lên và đưa về tháp giải nhiệt để làm mát nước. Nước nóng từ các vòi phun chảy qua các tấm tản nhiệt tổ ong ( nhằm tăng diện tích trao đổi nhiệt). Không khí chuyển động ngược chiều từ dưới lên nhận nhiệt và được quạt hút ra ngoài.
Sau khi nước được làm mát được bơm nước đưa trở vể bình chứa để làm mát.
c. Ưu điểm
Không sử dụng dàn ngưng tụ mà trực tiếp làm lạnh và chứa trong bình chứa.
Trao đổi nhiệt tốt và dùng hồi nhiệt nên năng suất lạnh tăng.
d. Nhược điểm
Tốn chi phí cho tháp giải nhiệt và bơm nước.
Tốn diện tích lắp đặt máy lạnh lớn.

7. Máy lạnh công nghiệp sử dụng bình ngưng tụ
a. Cấu tạo
Máy nén.
Quạt dàn nóng và lạnh.
Bình bay hơi, bình ngưng tụ và bình chứa.
Van, phin lọc, kính xem lỏng.
Van tiết lưu.
Hình 8: Máy lạnh sử dụng bình ngưng tụ.
b. Nguyên lí hoạt động
Máy lạnh công nghiệp loại này sử dụng chu trình hồi nhiệt.
Môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình ngưng tụ và được làm mát bằng không khí hóa thành lỏng chứa trong bình chứa. Môi chất này tiếp tục đến van tiết lưu, thay đổi áp suất khi qua van tiết lưu cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh. Môi chất lạnh nhận nhiệt không gian làm lạnh trở thành hơi và được máy nén hút về để tiếp tục chu trình làm lạnh.

c. Ưu điểm
Không sử dụng tháp giải nhiệt và bơm nước cho nên chi phí đầu tư máy lạnh không cao.
d. Nhược điểm
Khả năng giải nhiệt không hiệu quả bằng nước.
Cần diện tích lớn cho dàn ngưng tụ để giải nhiệt hiệu quả.
8. Kho lạnh Nông Lâm
a. Cấu tạo
Máy nén.
Quạt dàn nóng và lạnh.
Bình bay hơi, bình ngưng tụ và bình chứa.
Van, phin lọc, kính xem lỏng.
Van tiết lưu.
Điện trở.
Hình 9: Kho lạnh Nông Lâm.
b. Nguyên lí hoạt động
Kho lạnh Nông Lâm sử dụng chu trình hồi nhiệt.
Môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình ngưng tụ và được làm mát bằng không khí hóa thành lỏng chứa trong bình chứa. Môi chất này tiếp tục đến van tiết lưu, thay đổi áp suất khi qua van tiết lưu cuối cùng đến dàn bốc hơi làm lạnh. Môi chất lạnh nhận nhiệt không gian làm lạnh trở thành hơi và được máy nén hút về để tiếp tục chu trình làm lạnh.
Do kho lạnh có nhiệt độ lạnh sâu dễ bị đóng tuyết nên kho lạnh có bố trí điện trở. Khi cần xả tuyết điện trở sẽ hoạt động và máy nén ngừng chạy.
9. Máy làm kem YKSL Freezers.
a. Cấu tạo
Máy nén 1HP.
Quạt dàn nóng.
Bình ngưng, bình chứa và bình tách lỏng.
Van tiết lưu và bộ quá lạnh bằng nước.
Máy trộn kem và động cơ.
Môi chất lạnh R12.

Hình 10: Máy làm kem.
b. Nguyên lí hoạt động
Sử dụng chu trình hồi nhiệt nếu cần thiết có thể quá lạnh bằng bộ quá lạnh.
Môi chất lạnh R12 dạng hơi được máy nén hút và nén lên nhiệt độ cao. Môi chất đến bình ngưng tụ và được làm mát bằng không khí hóa thành lỏng và được quá lạnh bằng nước chứa trong bình chứa. Môi chất này tiếp tục đến van tiết lưu, thay đổi áp suất khi qua van tiết lưu cuối cùng đến máy làm lạnh kem. Môi chất lạnh nhận nhiệt từ máy kem trở thành hơi và được máy nén hút về để tiếp tục chu trình làm lạnh.
c. Tính toán sơ bộ năng suất máy kem
Kem đông ở nhiệt độ t 2= -11 0C.
Nhiệt độ đầu của hỗn hợp khoảng 30 ÷ 50 0C : lấy t1 = 40 0C.
Nhiệt dung riêng hỗn hơp được xem như bằng nước : c = 4184 J/kg.K
Khối lượng riêng hỗn hơp được xem như bằng nước ρ = 1000 kg/m3
Kích thước buồng chứa kem hình trụ tròn.
Dài l = 300 mm.
Đường kính d = 140 mm.
Thể tích buồng chứa kem:

Khối lượng kem tạo ra được:
m = V.ρ = 0,0046 . 1000 = 4,6 kg.
Năng suất lạnh:
Q = m.c.Δt = 4,6.4184.51 = 981566 J.
Nếu thời gian làm lạnh kem là 20 phút :
Q = 981566 / (20.60) = 765 J/s.
II. Các thiết bị trong hệ thống lạnh
1. Bình tách lỏng
Hình 11: Bình tách lỏng.
Nhiệm vụ
Bình tách lỏng dùng ngăn môi chất lỏng chưa bay hơi ở dàn bay hơi để máy nén không hút lỏng gây ra va đập thủy lực làm hư máy nén. Môi chất lỏng chưa bay hơi sẽ đưa trở lại dàn bay hơi để bay hơi. Bình tách lỏng còn có lỗ hồi dầu nhẳm đưa dầu về máy nén.
2. Bình chứa cao áp (R22, R502)
Hình 12: Bình cao áp.
Nhiệm vụ
Chứa môi chất lỏng sau khi được làm mát ở dàn ngưng tụ và sau đó đi đến van tiết lưu giảm áp suất để bắt đầu làm lạnh ở dàn bốc hơi.
Ngoài ra bình chứa là nơi dùng để lưu trữ môi chất và nạp môi chất. Trên bình chứa cao áp có lỗ thoát khí không ngưng thành lỏng.
3. Bình tách dầu
Hình 13: Bình tách dầu.
Nhiệm vụ
Tách dầu cuốn theo hơi máy nén để không cho dầu đi vào dàn ngưng tụ và đồng thời đưa dầu trở về lại máy nén theo nguyên tắc chênh lệch áp suất thông qua phao.
Nguyên lí hoạt động của bình tách dầu là làm giảm tốc độ dòng môi chất.
4. Phin lọc

Hình 14 : Phin lọc.
Nhiệm vụ
Phin lọc làm nhiệm vụ loc các tạp chất và chất bẩn có trong môi chất nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống lạnh làm ảnh hưởng đến toàn bộ chu trình lạnh.
Với hệ thống lạnh sử dụng hiện nay tại xưởng đa số là dùng cho môi chất Freon vì Freon không hòa tan vào nước.
5. Van tiết lưu
Hình 15: Van tiết lưu.
Nhiệm vụ
Làm giảm áp suất của môi chất lỏng từ phía dàn ngưng tới xuống áp suất bay hơi để bay hơi tại dàn bay hơi.
6. Máy nén




Hình 16: Máy nén rotô.
Nhiệm vụ
Máy nén là bộ phận quan trọng nhất của máy nén dùng để hút môi chất lạnh có áp suất thấp cuối dàn bay hơi và nén lên áp suất cao đưa đến dàn ngưng tụ để giải nhiệt.
III. Cách kiểm tra bình ga
1. Kiểm tra ga cũ hay mới
Úp ngược bình ga xuống và mở ga cho bắn vào tờ giấy trắng.
Nếu thấy sau khi ga bay hơi khỏi tờ giấy trắng còn đọng lại vệt đen là ga cũ, ngược lại là ga còn mới chưa sử dụng.
2. Kiểm tra bình còn ga
Đặt bình ga nằm ngang và lăn vài vòng nếu thấy bình ga lăn qua lăn lại thì đó là bình còn ga. Nếu lăn vài vòng mà bình ga lăn tới phía trước luôn thì bình đã hết ga.
3. Kiểm tra loại ga
Dựa vào áp suất hơi bão hòa của ga ta xác định được loại ga Freôn hay NH3.
IV. Tìm hiểu một số tủ lạnh tại xưởng Nông Lâm
1. Tủ lạnh Sanaky – Showcase VH – 250HY
Dung tích: 250 L.
Điện áp: ~220V – 50Hz.
Môi chất lạnh: R12 (140g).
Công suất tiêu thụ: 175 W.
Khối lượng: 61 kg.
Kích thước buồng lạnh: Rộng x Sâu x Cao: 530 x 520 x 1680.

Hình 17: Tủ lạnh Sanaky VH-250HY.
(Nguồn: Hoàng Nam Hưng, Đại học Nông Lâm TP.HCM).

2. Tủ lạnh Sanaky VH-260HY
Dung tích: 260 L.
Điện áp: ~220V – 50Hz.
Môi chất lạnh: R12 (130g).
Công suất tiêu thụ: 145 W.
Khối lượng: 40 kg.
Kích thước buồng lạnh: Dài x Rộng x Cao: 1150 x 600 x 940.

Hình18: Tủ lạnh Sanaky VH-260HY.
(Nguồn: Hoàng Nam Hưng, Đại học Nông Lâm TP.HCM).

V. Các hình ảnh thực tế về các thiết bị lạnh.
1. Máy nén

Hình 18: Máy nén pitông và máy nén scroll dạng kín.

(Nguồn: Phạm Quốc Sĩ, Đại học Nông Lâm TP.HCM).

2. Đồng hồ và bình ga

Hình 19: Đồng hồ áp suất và bình gas R12.
(Nguồn: Phạm Quốc Sĩ, Đại học Nông Lâm TP.HCM).

3. Van tiết lưu


Hình 20: Van tiết lưu.
(Nguồn: Phạm Quốc Sĩ, Đại học Nông Lâm TP.HCM).

4. Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống lồng ống


Hình 21: Thiết bị trao đổi nhiệt
(Nguồn: Phạm Quốc Sĩ, Đại học Nông Lâm TP.HCM).

Hình
Hình 22: Máy điều hòa 1 cụm và 2 cụm.



`Hình 23: Mô hình máy sấy lạnh.






Hình 24: Kho lạnh và máy làm kem.

Hình 25: Máy nén và quạt dàn lạnh trong hệ thống lạnh công nghiệp dùng tháp giải nhiệt.
Trả Lời Với Trích Dẫn